90/8 KP5, Phan Văn Hớn, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM, (số 349 Phan Văn Hớn đi vào)  |   Hotline, Zalo: 0908 513 683    thiettran@outlook.com

TIN TỨC

Trước khi làm chủ, hãy đi làm công

Nên làm công hay làm chủ khi mới ra trường, lập công ty chung có nên đề cập lợi nhuận ngay khi bắt đầu, vay vốn để thực hiện ước...

XEM THÊM

Thương mại điện tử

Thương mại điện tử 10/07/2010 11:21 Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán ảo thông...

XEM THÊM

5 kĩ năng CNTT không thể thiếu của tương…

Đến năm 2020, kĩ năng công nghệ thông tin (CNTT) sẽ không còn là chuyên môn riêng của một bộ phận. Mọi người sẽ tìm hiểu và học được những...

XEM THÊM

Siêu xe buýt chở 1.400 người sắp chạy

Chính quyền thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ thử nghiệm loại xe buýt khổng lồ nhằm giảm tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí.

XEM THÊM

Một tỷ đồng cho ý tưởng sử dụng năng lượ…

Ngày 28/8, cuộc thi "Ý tưởng Xanh 2010" với chủ đề "Sử dụng năng lượng bền vững" được phát động tại Hà Nội, với tổng giải thưởng 230 triệu đồng...

XEM THÊM

THỐNG KÊ TRUY CẬP

1309502
Tuần này
Tháng này
Tổng cộng
3830
10170
1309502

Online: 1

Thương mại điện tử

Thương mại điện tử 10/07/2010 11:21 Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán ảo thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tính trong chính sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua Internet.

Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất cả các loại giao dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thảo thuận hay cung cấp dịch vụ. Thông qua một chiến dịch quảng cáo của IBM trong thập niên 1990, khái niệm Electronic Business, thường được dùng trong các tài liệu, bắt đầu thông dụng. Định nghĩa Khó có thể tìm một định nghĩa có ranh giới rõ rệt cho khái niệm này. Khái niệm thị trường điện tử được biết đến lần đầu tiên qua các công trình của Malone, Yates và Benjamin nhưng lại không được định nghĩa cụ thể. Các công trình này nhắc đến sự tồn tại của các thị trường điện tử và các hệ thống điện tử thông qua sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông. Chiến dịch quảng cáo của IBM trong năm 1998 dựa trên khái niệm "E-Commerce" được sử dụng từ khoảng năm 1995, khái niệm mà ngày nay được xem là một lãnh vực nằm trong kinh doanh điện tử (E-Business). Các quy trình kinh doanh điện tử có thể được nhìn từ phương diện trong nội bộ của một doanh nghiệp (quản lý dây chuyền cung ứng – Supply Chain Management, thu mua điện tử- E-Procurement) hay từ phương diện ngoài doanh nghiệp (thị trường điện tử, E-Commerce,...). Khái niệm cửa hàng trực tuyến (Onlineshop) được dùng để diễn tả việc bán hàng thông qua trang Web trong Internet của một thương nhân. Các điểm đặc biệt của thương mại điện tử so với các kênh phân phối truyền thống là tính linh hoạt cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải với các đối tác kinh doanh. Các phí tổn khác thí dụ như phí tổn điện thoại và đi lại để thu nhập khác hàng hay phí tổn trình bày giới thiệu cũng được giảm xuống. Mặc dầu vậy, tại các dịch vụ vật chất cụ thể, khoảng cách không gian vẫn còn phải được khắc phục và vì thế đòi hỏi một khả năng tiếp vận phù hợp nhất định. Ngày nay người ta hiểu khái niệm thương mại điện tử thông thường là tất cả các phương pháp tiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị thông qua các kênh điện tử mà trong đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức được sử dụng trong Internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông tin được coi là điều kiện tiên quyết. Một khía cạnh quan trọng khác là không còn phải thay đổi phương tiện truyền thông, một đặc trưng cho việc tiến hành kinh doanh truyền thống. Thêm vào đó là tác động của con người vào quy trình kinh doanh được giảm xuống đến mức tối thiểu. Trong trường hợp này người ta gọi đó là Straight Through Processing. Để làm được điều này đòi hỏi phải tích hợp rộng lớn các các tính năng kinh doanh. Nếu liên kết các hệ thống ứng dụng từ các lãnh vực có tính năng khác nhau hay liên kết vượt qua ranh giới của doanh nghiệp cho mục đích này thì đây là một lãnh vực ứng dụng truyền thống của tích hợp ứng dụng doanh nghiệp. Quản lý nội dung doanh nghiệp (Enterprise Content Management – ECM) được xem như là một trong những công nghệ cơ bản cho kinh doanh điện tử Các loại thị trường điện tử Tùy thuộc vào đối tác kinh doanh người ta gọi đó là thị trường B2B, B2C, C2B hay C2C. Thị trường mở là những thị trường mà tất cả mọi người có thể đăng ký và tham gia. Tại một thị trường đóng chỉ có một số thành viên nhất định được mời hay cho phép tham gia. Một thị trường ngang tập trung vào một quy trình kinh doanh riêng lẻ nhất định, thí dụ như cung cấp: nhiều doanh nghiệp có thể từ các ngành khác nhau tham gia như là người mua và liên hệ với một nhóm nhà cung cấp. Ngược lại, thị trường dọc mô phỏng nhiều quy trình kinh doanh khác nhau của một ngành duy nhất hay một nhóm người dùng duy nhất. Sau khi làn sóng lạc quan về thương mại điện tử của những năm 1990 qua đi, thời gian mà đã xuất hiện nhiều thị trường điện tử, người ta cho rằng sau một quá trình tập trung chỉ có một số ít thị trường lớn là sẽ tiếp tục tồn tại. Thế nhưng bên cạnh đó là ngày càng nhiều những thị trường chuyên môn nhỏ. Ngày nay tình hình đã khác hẳn đi: công nghệ để thực hiện một thị trường điện tử đã rẻ đi rất nhiều. Thêm vào đó là xu hướng kết nối nhiều thông tin chào hàng khác nhau thông qua các giao diện lập trình ứng dụng (API) để thành lập một thị trường chung có mật độ chào hàng cao (thí dụ như Amazon-Marketplace). Ngoài ra các thị trường độc lập trước đây còn được tích hợp ngày càng nhiều bằng các giải pháp phần mềm cho một cổng Web toàn diện. Phân loại thương mại điện tử Thương mại điện tử có thể được phân loại theo tính cách của người tham gia Người tiêu dùng C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng C2B (Consumer-ToBusiness) Người tiêu dùng với doanh nghiệp C2A (Consumer-To-Administration) Người tiêu dùng với chính phủ Doanh nghiệp B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp B2A (Business-To-Adminstration) Doanh nghiệp với chính phủ B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên Chính phủ A2C (Administration-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng A2B (Administration-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp A2A (Administration-To-Administration) Chính phủ với chính phủ Cửa hàng trực tuyến Cửa hàng trực tuyến đưa hàng vào trong Internet để bán. Đây là một chương trình phần mềm có tính năng giỏ hàng. Người mua chọn lựa các sản phẩm và đặt chúng vào giỏ hàng. Đằng sau một cửa hàng trực tuyến như thế là một việc kinh doanh thật sự, tiến hành các đơn đặt hàng. Có nhiều chương trình phần mềm cho kênh bán hàng này. Một cửa hàng trực tuyến hiện đại không chỉ tạo khả năng cho người dùng xem món hàng hai chiều và đọc một ít thông số kỹ thuật của món hàng đó. Trong lãnh vực hàng tiêu dùng cao cấp người ta cũng đã tạo ảnh ba chiều của sản phẩm để cảm giác của khách hàng càng gần hiện thực càng tốt. Ngoài ra còn có các chương trình cấu hình mà qua đó màu sắc, trang bị và thiết kế của sản phẩm có thể thay đổi để phù hợp với tưởng tượng cá nhân của từng khách hàng. Bằng cách này người sản xuất hay người chào bán còn có thêm thông tin rất có giá trị về ý thích của khách hàng. Các hình thức được biết nhiều của thương mại điện tử là mua bán sách và nhạc cũng như mua bán đấu giá trong Internet. Thông qua việc Internet bùng nổ vào cuối thập niên 1990, cửa hàng trực tuyến ngày càng có tầm quan trọng nhiều hơn. Những người bán hàng trong Internet có lợi thế là họ không cần đến một diện tích bán hàng thật sự mà thông qua các trang Web sử dụng một không gian bán hàng ảo. Các cửa hàng trực tuyến cũng thường hay không cần đến nhà kho hay chỉ cần đến rất ít, vì thường có thể cung cấp cho khách hàng trực tiếp từ người sản xuất hay có thể đặt hàng theo nhu cầu. Lợi thế do tiết kiệm được những phí tổn cố định này có thể được tiếp tục chuyển tiếp cho khách hàng. Ngay cả những người bán sách trong Internet tại Đức, bắt buộc phải bán sách theo giá cố định, cũng vẫn có lợi thế là - thông qua việc không thu tiền cước phí gửi - tiết kiệm được cho khách hàng một chuyến đi đến nhà bán sách mà vẫn có cùng một giá. Các ngành hưởng lợi của xu hướng này, bên cạnh các cửa hàng trực tuyến, đặc biệt là các doanh nghiệp tiếp vận và các dịch vụ phân phối, trong khi các doanh nghiệp bán hàng nhỏ lẻ thường là những người thua cuộc trong biến đổi này. Ngành công nghệ thông tin cũng hưởng lợi gián tiếp từ tăng trưởng của thương mại Internet thông qua các đơn đặt hàng nhiều hơn cho việc cung ứng kỹ thuật cũng như bảo trì các cửa hàng trực tuyến.

Hỗ trợ

Hotline, Zalo:

0908 513 683

KINH DOANH

   0938 254 788

   028 3719 2266   (Ext: 114)

   0908 513 683

KỸ THUẬT

  028 3719 2268   (Ext: 123 - 124)

   0908 513 683

Aeon.jpgAkzonobel.pngBaconco.pngBigC.jpgCJ.pngCoca-Cola.jpgCoop.pngDongA.pngDulux.jpgDutch-Lady.pngEmart.jpgHoaSen.pngHyosung.jpgKCC.jpgKinhdo.pngLotte.pngNamKim.jpgOrion-1.jpgPepsico.pngPosco.jpgProconco.jpgSamsung.pngTHP.jpgVinamilk.jpgVissan.png

CÔNG TY CÂN ĐIỆN TỬ CAS - VIỆT NAM

 

 90/8 KP5, Phan Văn Hớn, P. Tân Thới Nhất, Q.12, HCM.

     (Ngay số 349 Phan Văn Hớn đi vào)

 Tel: 028 3719 2266 - 67 - 68 (Ext: 114)

 HP: 0938 254 788   --   0908 513 683  

 thiettran@outlook.com

 

   

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI